Giỏ hàng
Kiểm định thang máy là gì? Quy trình và thời gian kiểm định ra sao

Tin từ FujimosNgày: 07-09-2022 bởi: Thùy

Kiểm định thang máy là gì? Quy trình và thời gian kiểm định ra sao

Kiểm định thang máy là công việc bắt buộc để đảm bảo kết cấu thang máy đạt tiêu chuẩn và an toàn khi đưa vào sử dụng. Thang máy là thiết bị vận tải giữa các tầng trong tòa nhà, văn phòng,... Ngoài vận tải hành khách, còn có thang máy tải hàng nên việc kiểm soát an toàn cho tất cả các loại thang máy nói chung là rất quan trọng. Vậy, cụ thể thì kiểm định thang máy là thực hiện những công việc gì? Cùng Công ty TNHH Thương Mại Mộc Sinh tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Kiểm định thang máy là gì?

Kiểm định thang máy hay kiểm định an toàn thang máy là quá trình kiểm tra, so sánh, đánh giá các yếu tố kỹ của của thiết bị dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của ngành để đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng. Quá trình kiểm định này căn cứ Thông tư số 36 (ban hành năm 2019) của Bộ Lao động Thương binh Xã hội về Ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Do đó, việc kiểm định thang máy là cần thiết và bắt buộc đúng quy chuẩn của Luật pháp Việt Nam.

Kiểm định thang máy là công việc bắt buộc trước khi đưa vào sử dụng

Kiểm định thang máy là công việc bắt buộc trước khi đưa vào sử dụng

Tại sao cần kiểm định thang máy?

Trên thế giới có rất nhiều vụ tai nạn thang máy thương tâm xảy ra, nguyên nhân chủ yếu từ việc buông lỏng từ khâu cấp phép xây dựng đến kiểm định an toàn thang máy. Trong tháng 5/2022, đã xảy ra một vụ rơi thang máy thương tâm tại Hà Nội khiến 2 nam thanh niên là công nhân sửa chữa thang máy thiệt mạng. Trước đó, tại Kim Mã cũng ghi nhận một trường hợp kẹt thang máy, gây tử vong cho 1 cô gái khi bị rơi từ tầng 7 xuống tầng 1 theo đường hố thang máy. 

Ngoài ra, mỗi năm đều ghi nhận không ít trường hợp tương tự dẫn đến nhiều hậu quả thương tâm cho người bị nạn và người thân. Điều này là hồi chuông cảnh báo cho việc lơ là với những yếu tố nguy hiểm mà thang máy gây ra. Từ đó, thúc đẩy mọi người siết chặt bảo dưỡng, bảo trì thang máy định kỳ và quan tâm đến chất lượng của công việc kiểm định thang máy nhiều hơn. 

Tai nạn thang máy là nỗi lo của không ít người trên toàn thế giới

Tai nạn thang máy là nỗi lo của không ít người trên toàn thế giới

Các loại thang máy cần phải kiểm định

Thang máy là đối tượng cần được kiểm định chất lượng, độ an toàn nghiêm ngặt trước khi được đưa vào sử dụng. Căn cứ Thông tư số 36 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội thì các loại thang máy phải qua kiểm định như sau:

  • Kiểm định an toàn kỹ thuật đối với thang máy điện.
  • Thang máy thủy lực nhờ lực đẩy piston.
  • Kiểm định sau khi lắp đặt thang máy tải hàng.
  • Thang máy điện không có phòng máy cũng là đối tượng cần kiểm định.
  • Thang máy dùng điện 1 pha.
  • Thang máy biệt thự cũng cần kiểm định an toàn kỹ thuật.

>>> Xem thêm: 

Các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra đối với thang máy

Tai nạn thang máy không còn là chủ đề xa lạ đối với mọi người. Mặc dù số ca ghi nhận hàng năm của loại hình tai nạn này không cao bằng tai nạn giao thông, đuối nước,... nhưng yếu tố nguy hiểm và tỷ lệ tử vong lại rất cao. Một số trường hợp tai nạn thang máy thường gặp như sau:

  • Thang máy dừng hoạt động: Do sự cố mất điện đột ngột. Yếu tố này thường không nguy hiểm do kết cấu thang máy thường kèm theo ắc quy để cung cấp nguồn điện dự trữ cho trường hợp này. 
  • Tháng máy bị treo: Chủ yếu do quá trình bảo trì, bảo dưỡng không được thực hiện định kỳ, dẫn đến hỏng hóc thiết bị. 
  • Thang máy mất kiểm soát tốc độ: Có thể cảm nhận được trong quá trình sử dụng thang máy nên cần được sửa chữa kịp thời để tránh tai nạn đáng tiếc.
  • Thang máy rơi tự do: Xảy ra chủ yếu do quá tải, tuột hoặc đứt dây cáp. Trường hợp này rất nguy hiểm, vì có thể dẫn đến tử vong cho hành khách bên trong.

Số ca tử vong trong khi sử dụng thang máy được ghi nhận nhiều nhất do buồng thang rơi tự do

Số ca tử vong trong khi sử dụng thang máy được ghi nhận nhiều nhất do buồng thang rơi tự do

Có thể thể, các yếu tố nguy hiểm trên hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu Quý khách tuân thủ nghiêm ngặt việc bảo dưỡng, bảo trì và kiểm định thang máy định kỳ.

Kiểm định thang máy được thực hiện khi nao?

Có 3 thời điểm cần kiểm định thang máy cụ thể như sau:

  • Thang máy sau khi lắp đặt cần được kiểm định lần đầu tiên để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật thõa Thông tư 36 hoặc văn bản pháp luật hiện hành trước khi đưa vào sử dụng. Điều này giúp đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành thang máy, cũng như tránh thiệt hại về người và tài sản. Kiểm định thang máy lần đầu cũng là căn cứ để tạo sự an tâm. uy tín cho đơn vị sở hữu.
  • Kiểm định định kỳ theo những khung thời gian nhất định.
  • Trường hợp Quý khách cải tạo, sửa chữa hoặc nâng cấp thang máy, gây ảnh hưởng đến tình trạng an toàn kỹ thuật thì phải thực hiện kiểm định. Ngoài ra, kiểm định bất thường cũng xảy ra khi cơ quan chức năng haowjc người sử dụng có yêu cầu.

Quy trình kiểm định thang máy

Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy là công việc trình tự, được thực hiện dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn và luật pháp hiện hành. Do đó, người kiểm định viên cần nắm rõ quy trình để không bỏ sót yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình vận hành thang máy. Các bước kiểm định thang máy như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của thang máy, bao gồm hồ sơ chế tạo; bản vẽ cấu tạo, nguyên lý hoạt động; hồ sơ lắp đặt, hoàn công,...
  • Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bằng cách đối chiếu với hồ sơ kỹ thuật ở bước 1 để tìm kiếm các điểm khuyết tật, sai phạm và đo điện trở nối đất.

Kiểm tra kỹ thuật chi tiết thang máy và đối chiếu với hồ sơ

Kiểm tra kỹ thuật chi tiết thang máy và đối chiếu với hồ sơ

  • Bước 3: Sau khi hoàn tất các bước kiểm tra, tiến hành chạy thử nghiệm ở chế độ không tải và các mức tải trọng khác nhau (100%, 125% tải trọng định mức). Đánh giá tình trạng hoạt động của thang máy.
  • Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định thang máy, lập biên bản theo mẫu quy định và dán tem kiểm định.

>>> Xem thêm: Lắp đặt thang máy biệt thự

Thời gian kiểm định thang máy 

Như đã đề cập ở trên về những thời điểm kiểm định an toàn thang máy thì có 3 mốc chính cần thực hiện kiểm định thang máy. Trong đó, thời gian kiểm định định kỳ được quy định cụ thể như sau:

  • Kiểm định thang máy định kỳ diễn ra mỗi 3 năm/lần.
  • Với thang máy điện từ 10 đến dưới 20 năm sử dụng, thời gian kiểm định định kỳ là 2 năm/lần.
  • Với tháng máy trên 20 năm sử dụng, thời gian kiểm định được quy định là 1 năm/lần.
  • Trường hợp thời gian kiểm định bị rút ngắn, kiểm định viên phải ghi nhận cụ thể trong biên bản kiểm định.
  • Nếu thời gian kiểm định được ghi nhận trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì thực hiện đúng quy định của Quy chuẩn hiện hành.

Thời gian kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

Thời gian kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

Đơn vị nào được phép kiểm định thang máy

Đối với việc kiểm định an toàn kỹ thuật thang máy không phải bất kỳ đơn vị nào cũng có đủ năng lực và thẩm quyền để thực hiện. Chỉ có những đơn vị được nhà nước cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực kiểm định thang máy mới có cơ sở để thực hiện. Một vài đơn vị thẩm định thang máy có thể kể đến như sau:

  • Những đơn vị được cấp phép bởi Cục An toàn Lao động, Bộ Lao động Thương Binh Xã hội như trung tâm kiểm định KTAT khu vực I, II, trung tâm kiểm định CN I,... và một số doanh nghiệp xã hội.
  • Trung tâm kiểm định KTAT Quân đội trực thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng.

Chi phí kiểm định thang máy

Căn cứ Thông tư số 41 (ban hành 2016) của Bộ Lao động Thương binh Xã hội về việc Quy định giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì chi phí kiểm định do nhà nước quy định. Tuy nhiên, con số chính xác sẽ có thay đổi tùy vào đặc tính kỹ thuật và thiết kế của thang máy.

>>> Xem thêm: Giá thang máy tải hàng

Chi phí kiểm định tối thiểu dựa trên văn bản pháp luật hiện hành, tăng giảm tùy vào thiết kế và kỹ thuật thang máy

Chi phí kiểm định tối thiểu dựa trên văn bản pháp luật hiện hành, tăng giảm tùy vào thiết kế và kỹ thuật thang máy 

Quy chuẩn và tiêu chuẩn được áp dụng khi kiểm định thang máy

Để kết quả kiểm định an toàn thang máy được đảm bảo, chất lượng nhất thì người kiểm định viên cần tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn sau đây:

  • QCVN 02 :2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện.
  • QCVN 07:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
  • QCVN 18:2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực.
  • TCVN 6904:2001, Thang máy điện. Phương pháp thử - Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và phương pháp thử.
  • TCVN 6396-3:2010, Thang máy chở hàng dẫn động điện. Yêu cầu về cấu tạo và lắp đặt.
  • TCVN 7550:2005, Cáp thép dùng cho thang máy. Yêu cầu tối thiểu
  • QTKĐ: 21-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện.
  • QTKĐ: 22-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thủy lực.
  • QTKĐ: 23-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy chở hàng (dumbwaiter).

Ngoài ra, còn rất nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn khác mà kiểm định viên cần nắm để thực hiện việc kiểm định an toàn thang máy đạt kết quả như mong muốn.

>>> Xem thêm các thông tin mới nhất về thang máy tại đây!

Qua bài viết, chắc hẳn rằng Quý khách đã có những thông tin cần thiết về kiểm định thang máy. Công việc này phải được thực hiện trước khi đưa thang máy vào sử dụng. Ngoài ra, Quý khách cũng phải định kỳ kiểm định an toàn kỹ thuật thang máy để đảm bảo kết cấu từng chi tiết vẫn còn hoạt động tốt. Vui lòng liên hệ với chúng tôi về các vấn đề thiết kế, thi công, bảo dưỡng và bảo trì thang máy khi có nhu cầu để được tư vấn sớm nhất. 

+84 902280566
+ 84 989053778