Tin từ FujimosNgày: 12-09-2022 bởi: Thùy
Hướng dẫn sao chép và sử dụng thẻ từ thang máy đơn giản nhất
Hiện nay, vấn đề an ninh đang là chủ đề nóng được nhiều người quan tâm. Trong những tháng đầu năm, nhiều chung cư cao cấp đã bị kẻ xấu đột nhập, ví dụ The Sun Avenue tại Tp. HCM. Do đó, việc bổ sung thẻ từ thang máy được xem như một trong những phương án dự phòng nhằm hạn chế nguy cơ xâm nhập vào các khu vực quan trọng bằng lối này. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người còn bỡ ngỡ về loại thẻ này. Cùng Công ty TNHH Thương Mại Mộc Sinh tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Thẻ từ thang máy là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề như cách sử dụng hay sao chép thẻ từ thang máy, chúng ta hãy nắm rõ về khái niệm của loại thẻ này nhé!
Khái niệm thẻ từ dùng để chỉ những loại thẻ được lập trình và kiểm soát bằng một bộ đầu đọc thẻ chuyên dụng. Cơ chế ghi và lưu trữ thông tin trên các loại thẻ này được thực hiện nhờ các dải băng từ kim loại. Ngày nay, thẻ từ được ứng dụng nhiều trong các hệ thống nhận dạng.
Từ đó, ta có thể hiểu đơn giản thì thẻ từ thang máy là thiết bị giúp kiểm soát hoạt động ra/vào thang máy. Khi thang máy tại khu vực lắp đặt hệ thống này, đòi hỏi bạn phải có thẻ từ phù hợp để có thể bấm tầng cho thang máy di chuyển. Loại thẻ này được sử dụng phổ biến tại mẫu thang máy dùng điện 1 pha hoặc 3 pha hiện nay.
Thẻ từ thang máy giúp người sử dụng có thể bấm tầng để di chuyển
Cấu tạo thẻ từ thang máy
Thẻ từ trong thang máy thường được phân thành 2 loại dựa trên hình dạng là thẻ từ dạng tín dụng và dạng móc khóa tròn. Về cơ bản thì cấu tạo của 2 loại này khá đơn giản.
Với thẻ từ dạng thẻ tín dụng có cấu tạo gồm 3 lớp như sau:
- Lớp ngoài cùng thường được làm từ nhựa cứng để định hình thẻ từ thang máy.
- Lớp thứ 2 có tác dụng giúp cố định và bảo vệ lớp trong cùng.
- Lớp trong cùng gồm có chip và vòng ăng-ten dùng để thu sóng radio (tần số).
Cuối cùng, thẻ từ thang máy dạng móc chìa khóa cũng được cấu tạo 3 lớp tương tự. Trong đó, lớp ngoài cùng được tạo thành từ chất liệu nhựa ABS, lớp trong cùng chứa chip, tần số thu sống và giúp lưu trữ thông tin thang máy, người dùng.
Cách sử dụng thẻ từ thang máy
Bộ điều khiển của thang máy kết nối với các đầu đọc thẻ (RFID) được lắp đặt tại cửa thang máy của mỗi tầng. Bên cạnh đó, bạn sẽ được cấp thẻ từ thang máy đã được xác thực với đầu đọc thẻ của tầng tương ứng. Với các thang máy lắp đặt hệ thống này, các nút bấm tầng thường ở chế độ off, bạn chỉ có thể chọn tầng mong muốn sau khi đã quẹt thẻ từ tại đầu đọc thành công.
Thẻ từ giúp người có thể bấm tầng trên bảng điều khiển của thang máy
Lưu ý: Khoảng cách xa nhất của thẻ và RFID là 10cm nên đừng để thẻ quá xa khi quét dẫn đến mất thời gian thao tác lại.
Ưu điểm, nhược điểm của thẻ từ thang máy
Mặc dù thẻ từ cho thang máy là một thiết bị thông minh, nhưng tồn tại một số mặt hạn chế nhất định. Do đó, khi sử dụng cần hết sức chú ý để tránh những rủi ro không mong muốn.
Ưu điểm khi sử dụng thẻ từ trong việc di chuyển giữa các tầng như sau:
- Kiểm soát tốt hơn: Đây là điểm đặc biệt nhất của việc sử dụng thẻ từ thang máy nhằm kiểm soát tốt những ai có thể ra vào khu vực các tầng, vì chỉ có người sở hữu thẻ từ mới có thể bấm chọn thang máy.
- Tiết kiệm thời gian: Với những thẻ từ được cài đặt sẵn, bạn chỉ cần quét thẻ và thang máy sẽ tự động di chuyển đến tầng mong muốn.
- Độ chính xác cao: Nhờ áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến mà những chiếc thẻ từ cho độ chính xác cao hơn việc thao tác bằng tay thông thường.
- An ninh được nâng cao: Do không phải ai cũng có thể sử dụng thang máy để di chuyển đến các tầng mà không có thẻ từ nên việc này giúp hạn chế người lạ đột nhập vào trong với ý đồ xấu, gây thiệt hại về người và tài sản.
Kẻ xấu không thể di chuyển giữa các tầng bằng nút bấm mà không có thẻ từ
Dưới đây là những nhược điểm trong việc áp dụng hệ thống thẻ từ thang máy:
- Nếu người dùng quên hoặc đánh mất thẻ sẽ không thể di chuyển đến tầng mong muốn.
- Chi phí lắp đặt hệ thống thẻ từ cho thang máy và sao chép thẻ cho từng người thường khá cao.
- Với các thẻ từ phân tầng, bạn không thể đến các tầng khác so với dữ liệu đã được sao chép bên trong thẻ.
Cài đặt và sao chép thẻ từ thang máy như thế nào?
Để có thể đảm bảo khả năng vận hành tốt nhất, bạn nên lắp đặt hệ thống thẻ từ và thang máy của cùng một hãng nhằm đồng bộ chương trình dễ hơn. Lúc này, phần cài đặt ban đầu sẽ do nhà cung cấp thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn và tài nghề cao.
Bạn có thể tham khảo các bước cài đặt thẻ từ cho thang máy như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ việc lắp đặt như máy khoan, ốc vít, dây điện, tua vít,...
- Bước 2: Chọn mẫu thẻ từ và vị trí lắp đặt đầu đọc phù hợp.
- Bước 3: Dùng máy khoan để tạo đường dẫn dây điện và gắn các thiết bị phù hợp lên. Sau đó, đấu nối các thiết bị điện, tiến hành kiểm tra lại trước khi qua bước tiếp theo.
- Bước 4: Thực hiện thiết lập bộ mã số cho thẻ từ, thời gian có thể mất khoảng 1 - 2 giờ.
- Bước 5: Kiểm tra nhiều lần khả năng hoạt động của thẻ trước khi lưu cài đặt.
Thẻ từ sau khi cài đặt phải kiểm tra nhiều lần để đảm bảo khả năng hoạt động
Thông thường, hãng sẽ lắp đặt khoảng 2 - 3 thẻ từ thang máy nên để đủ cho tất cả mọi người sử dụng bản phải sao chép - Việc này được thực hiện đơn giản qua 2 bước sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 máy đọc đọc đoạn mã trên thẻ gốc đã được hãng cài đặt.
- Bước 2: Sao chép đoạn mã đó sang thẻ trống và hoàn thành quá trình.
>>> Xem thêm: Lắp đặt thang máy tải hàng
Các loại thẻ từ thang máy phổ biến hiện nay
Hiện nay, trên thị trường tồn tại nhiều loại thẻ từ cho thang máy khác nhau, ba loại phổ biến nhất có thể kể đến như: thẻ từ không tiếp xúc. thẻ Miface và thẻ Keyfob. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từng loại như sau nhé!
- Thẻ từ không tiếp xúc còn được gọi là thẻ RFID hay thẻ cảm ứng - Một trong những loại thẻ từ cho thang máy phổ biến nhất hiện nay. Thẻ RFID có thể độc thông tin lưu trữ khoảng 4 - 14 số, nhưng không có chức năng xóa hoặc ghi lại.
- Thẻ từ thang máy Miface vượt trội nhờ khả năng lưu trữ dữ liệu lên đến 10 năm và ghi nhớ tới 100.000 lần. Ngoài ra, thẻ có khả năng bảo mật cao hơn nhờ được thiết lập những mã số đặc biệt trên từng thẻ nên giá thành cũng nhỉnh hơn các loại thẻ thông thường.
Thẻ Miface là một lựa chọn bảo mật cao
- Thẻ từ Keyfob được sản xuất bằng nhựa ABS, có độ bền cao và kiểu dáng khá giống với móc chìa khóa. Do đó, loại thẻ từ này không dễ bị trầy xước hay hư hỏng như các loại thẻ từ thang máy khác. Một điểm cộng nữa là thẻ Keyfob có giá thành tương đối ổn, phù hợp với hầu hết mọi người.
Chi phí lắp đặt thẻ từ thang máy
Có nhiều yếu tố quyết định đến giá thành lắp đặt thẻ từ cho thang máy như: đầu lọc thẻ, tính năng và khả năng bảo mật. Do đó, khó có thể xác định được mức giá cụ thể cho dịch vụ này. Vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Thương Mại Mộc Sinh để được tư vấn và báo giá chi tiết dịch vụ.
Những lưu ý khi sử dụng thẻ từ thang máy
Để đảm bảo quá trình sử dụng hệ thống thẻ từ được hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Quạt thẻ đúng quy cách: Không để thẻ xa quá 10cm khi quẹt để hệ thống nhận diện được thông tin. Một số thang máy, khoảng cách thích hợp chỉ khoảng 1 - 5cm nên cần được lưu ý để tránh chờ đợi nhưng thang máy không di chuyển.
- Tránh tác động lực lên thẻ: Việc thường xuyên bóp méo, bẻ hay uốn cong sẽ khiến độ bền của thẻ bị giảm đi, cũng như ảnh hưởng đến tín hiệu khi quẹt thẻ.
- Luôn mang theo bên người: Với những thang máy được lắp đặt hệ thống thẻ từ thì tầm quan trọng của việc luôn mang thẻ từ thang máy bên cạnh là rất quan trọng. Bạn sẽ không thể bấm tầng nếu vô tình quên hay làm mất thẻ.
>>> Xem thêm: Lắp đặt thang máy biệt thự
Thẻ từ thang máy là loại thẻ từ chuyên dụng để hỗ trợ quá trình di chuyển trong tháng máy giữa các tầng. Bên cạnh cấu tạo đơn giản, cách sử dụng cũng không phức tạp, bạn chỉ cần giữ khoảng cách giữa thẻ từ và đầu đọc được đảm bảo (ngắn hơn 10cm). Ngoài ra, thẻ từ là công cụ duy nhất giúp bạn di chuyển giữa các tầng nên phải luôn mang theo bên mình khi cần ra ngoài. Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn, lắp đặt hệ thống thang máy phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.