Giỏ hàng
Tư vấn kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ an toàn, tiết kiệm

Tin từ FujimosNgày: 04-11-2021 bởi: Thùy

Tư vấn kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ an toàn, tiết kiệm

Kiểu nhà vừa có thang máy và thang bộ hiện nay rất phổ biến đặc biệt là với những ngôi nhà ở trung tâm thành phố. Nhà ở thường có diện tích nhỏ hơn so với các công trình khác nên việc thiết kế thang máy và thang bộ sao cho hợp lý nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ công năng là rất quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách bố trí thang máy và thang bộ trong nhà phổ biến nhất hiện nay nhé. 

kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ

Đặc điểm của nhà ống hiện nay

Các căn nhà ống hiện nay tại các trung tâm thành phố thường có dạng hình chữ nhật, có chiều rộng từ 3 - 5m, chiều dài trung bình từ 10 - 20m và thường được xây dựng từ 2 đến 6 tầng. Các ngôi nhà phố thường nằm liền kề nhau. 

Nhu cầu lắp đặt thang máy ở các công trình nhà ống hiện nay rất cao để đáp ứng việc di chuyển dễ dàng và thoải mái cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, diện tích các căn nhà ống thường không quá rộng để lắp đặt thang máy và thang bộ. Ngoài ra, việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy trong nhà ống cũng gặp nhiều khó khăn nếu không được lắp đặt hợp lý. Chính vì vậy, việc thiết kế nhà ống có thang máy và thang bộ đòi hỏi phải cân nhắc và bố trí kỹ càng. 

kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ hiện đại

Kiểu nhà ống 1 lửng 3 tầng hiện đại

Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ

Ngày nay, các công trình xây dựng nhà ở rất chú trọng đến việc bố trí di chuyển lên các tầng trên. Vì vậy, kiểu nhà với thiết kế vừa có thang máy và thang bộ trở nên rất thông dụng. Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ cần phải bố trí sao cho hợp với phong thuỷ và đảm bảo an toàn và tiết kiệm diện tích. 

Thiết kế kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ

Thiết kế kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ

Thông thường thang máy và thang bộ được bố trí theo 4 cách là: 

  • Thang máy ở giữa cầu thang bộ. 

  • Thang máy nằm bên cạnh thang bộ. 

  • Thang máy đối diện thang bộ. 

  • Thang máy nằm cuối nhà.

>>> Tham khảo thêm bảng giá thang máy tải hàng tại Hà Nội chính hãng

4 kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ dành cho nhà ống 

Thiết kế thang máy ở giữa cầu thang bộ

Thang máy ở giữa cầu thang bộ là cách lắp đặt được nhiều người lựa chọn đặc biệt là những ngôi nhà dự án không được xây dựng sẵn hố thang máy. Ngoài ra, những ngôi nhà đang ở, chưa có sẵn hố thang máy nhưng muốn cải tạo để đưa thang máy vào sử dụng cũng lựa chọn cách bố trí này. Phương án lắp đặt này thường sử dụng khu vực giếng trời để làm cầu thang máy, giúp tiết kiệm diện tích tối đa. 

Thiết kế kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ đẹp

Cách bố trí thang máy ở giữa cầu thang bộ

Ưu điểm của cách bố trí thang máy ở giữa cầu thang bộ: 

  • Tiết kiệm diện tích công trình khi tận dụng được khoảng không gian trống, không sử dụng tới ở giữa cầu thang bộ. 

  • Dễ dàng thiết kế và xây dựng thang bộ có bậc thấp hơn, vì tổng chiều dài của thang bộ luôn dài hơn hành trình hoạt động của thang máy. 

  • Có thể tận dụng thang máy như tay vịn mà không cần làm thêm tay vịn cho thang bộ. Vì vậy có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng và thời gian hoàn thiện công trình cũng nhanh hơn. 

Nhược điểm của cách bố trí thang máy ở giữa thang bộ: 

Do tận dụng khoảng không gian giếng trời để lắp đặt thang máy nên ngôi nhà của bạn không thể lấy được ánh sáng tự nhiên từ giếng trời. Điều này có thể làm bạn cảm thấy ngột ngạt, khó chịu vì ánh sáng và không khí không thể lưu thông vào. 

>>> XEM NGAY: Đơn vị lắp đặt thang máy biệt thự uy tín

Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ nằm bên cạnh nhau

Đây là phương án bố trí phổ biến, được dùng nhiều ở các công trình nhà phố, nhà ống. Với kiểu bố trí này, thang máy và thang bộ được thiết kế ở giữa nhà, mỗi tầng chia làm 2 phòng 2 bên. Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ có thiết kế thang máy kế bên thang bộ rất được ưa chuộng, đặc biệt là với những căn nhà có chiều sâu lớn nhưng mặt tiền hẹp thường. 

Thiết kế kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ đẹp

Kiểu nhà có thang máy nằm cạnh thang bộ

Ưu điểm của cách bố trí thang máy nằm bên cạnh thang bộ: 

  • Không gian giếng trời không bị ảnh hưởng nên căn nhà nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên và không khí từ bên ngoài. 

  • Thang máy đặt riêng biệt với thang bộ nên đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho ngôi nhà, chủ nhà có thể tùy ý thiết kế hoạ tiết phần tay vịn cho thang bộ. 

Nhược điểm của cách bố trí thang máy nằm bên cạnh thang bộ: 

  • Độ dốc cầu thang bộ lớn hơn nên tạo cảm giác khó khăn cho người đi. 

  • Cách bố trí này không khả thi với những công trình cải tạo nhà bởi việc lắp đặt cần phải sửa chữa và bố trí lại toàn bộ không gian.

>>> Tìm hiểu ngay sản phẩm thang máy cho người khuyết tật tại Công ty TNHH Thương mại Mộc Sinh

Thiết kế thang máy đối diện thang bộ

Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ với cách bố trí thang máy đối diện thang bộ thường được sử dụng cho các công trình có chiều rộng từ 4,5 đến 5m. Kiểu bố trí này thuận tiện cho việc đi lại của người dùng hơn. Với thiết kế thang bộ đối diện thang máy, chủ nhà thường bố trí thêm nhà vệ sinh ở phía bên cạnh thang máy để tạo thành một khối giao thông chung trong nhà. 

Thiết kế kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ đẹp mắt

Cách bố trí thang máy đối diện thang bộ

Ưu điểm của thiết kế thang máy đối diện thang bộ:

  • Thang bộ thông thoáng hơn so với những cách bố trí khác. 

  • Thuận tiện trong việc sử dụng thang máy. 

  • Dễ dàng khắc phục các lỗi phong thủy trong thiết kế nhà ống.

Nhược điểm của thiết kế thang máy đối diện thang bộ: 

Chỉ phù hợp cho những ngôi nhà rộng, có không gian rộng rãi như biệt thự, nhà phố có bề ngang rộng. 

Cách xây dựng thang máy đối diện với cầu thang bộ là phương pháp lắp đặt kết hợp của cả 2 phương án ở trên. Cách lắp đặt này sẽ chỉ phù hợp với những ngôi kiểu nhà rộng, hành lang thoáng đãng (bề rộng cần đạt từ 4,5 - 5m).

>>> Xem thêm: Thang máy gia đình dùng điện 1 pha hay 3 pha?

Thiết kế thang máy nằm cuối nhà khi chiều sâu nhà ngắn

Thiết kế thang máy nằm cuối nhà thường dùng trong những công trình có chiều ngang từ 3m2 đến 5m2. Với kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ này, người ta cũng bố trí thang máy nằm cạnh thang bộ nhưng khác một điều là thiết kế sao cho thang máy và thang bộ vừa khít theo bề ngang của nhà và đặt ở cuối nhà. Thang bộ sẽ có một vài thay đổi về kích thước để phù hợp với thiết kế của thang máy. 

Bố trí thang máy nằm cuối nhà để tiết kiệm diện tích

Ngoài ra, còn có phương án thiết kế nằm cuối nhà là bố trí thang bộ, thang máy bên cạnh nhà vệ sinh. Phương án này sẽ giải quyết được vị trí đặt nhà vệ sinh ở mỗi tầng cho căn nhà. 

Ưu điểm của thiết kế thang máy nằm cuối nhà: 

  • Có được cầu thang bộ to, rộng và thông thoáng. 

  • Tạo cảm giác cho ngôi nhà có không gian rộng rãi hơn. 

Nhược điểm của thiết kế thang máy nằm cuối nhà: 

  • Nếu muốn di chuyển lên tầng trên thì phải đi đến cuối nhà. 

  • Nếu muốn bố trí thêm nhà vệ sinh bên cạnh thang máy và thang bộ thì cần phải giảm kích thước của thang máy và thang bộ để phù hợp với chiều ngang ngôi nhà.  

Mỗi phương án thiết kế cho kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tuỳ thuộc vào diện tích ngôi nhà và nhu cầu sử dụng mà bạn nên cân nhắc để lựa chọn cho hợp lý. Việc bố trí thang máy và thang bộ ảnh hưởng nhiều đến không gian tổng thể hài hoà của ngôi nhà. Nếu bạn chưa biết chọn kiểu thiết kế thang máy và thang bộ nào phù hợp cho ngôi nhà hoặc cần tư vấn thêm về dịch vụ lắp đặt thang máy gia đình thì hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Thương mại Mộc Sinh để được tư vấn cụ thể nhất. 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Hotline: 0989053778/0902280566.

Website: fujimoselevator.vn

Email: thangmaymocsinh@gmail.com.

+84 902280566
+ 84 989053778