Giỏ hàng
Ưu nhược điểm của thang máy không buồng máy

Tin từ FujimosNgày: 04-11-2021 bởi: Thùy

Ưu nhược điểm của thang máy không buồng máy

 

Thang máy không buồng máy hay còn gọi là thang máy không phòng máy là loại thang máy hoạt động dựa trên lực kéo mà không cần lắp đặt phòng máy bên trên. Thang máy không buồng máy có nhiều ưu điểm trong việc sử dụng trong nhà hoặc các công trình cao tầng khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những ưu điểm này là gì nhé.

thang máy không buồng máy

 

Tìm hiểu về thang máy không buồng máy là gì

Đúng như tên gọi, thang máy không buồng máy là loại thang máy không có buồng máy bên trên nên tiết kiệm được chi phí xây dựng. Thông số kỹ thuật của giếng thang và hố pit của thang máy không buồng máy tương tự như thang máy có phòng máy là 1200mm - 1400mm, tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn Việt Nam về thang máy điện. Tuy nhiên, phần động cơ có điểm khác đó là sử dụng động cơ không hộp số, thường được nhập khẩu trực tiếp từ các hãng nổi tiếng như: Montanari của Ý, FuJi, Mitsubishi của Nhật Bản... 

Thang máy không buồng máy là gì?

Thang máy không buồng máy là gì?

Trong những năm trở về đây, thang máy không phòng máy được lựa chọn lắp đặt tại hầu hết những công trình nhà ở, tòa nhà từ 3 - 6 tầng. Chiều cao tầng cao nhất của công trình vẫn phải đảm bảo từ 4600mm trở lên. 

>>> TÌM HIỂU NGAY: Tính năng vượt trội của thang máy tải hàng

Tìm hiểu về thang máy có buồng máy 

Thang máy có buồng máy là loại thang máy có máy kéo sử dụng loại có hộp số và không có hộp số. Máy kéo của thang máy được đặt trong hố pit. Tủ điện của thang máy được bố trí trước cửa tầng trên cùng. Thang máy có buồng máy có kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích xây dựng nên được ưu tiên lựa chọn ở nhiều công trình. 

Thang máy có buồng máy là gì?

Thang máy có buồng máy

Chi tiết cấu tạo của thang máy không buồng máy

Thang máy không phòng máy được cải tiến từ thang máy có phòng máy, khắc phục được những hạn chế của thang máy có phòng máy. Thang máy không phòng máy có cấu tạo gồm: 

  • Bộ giảm chấn: dừng cabin và đối trọng khi thang máy vượt quá tốc độ cho phép, đảm bảo an toàn cho người dùng. 

  • Cabin: là khoang vận chuyển hành khách hoặc hàng hoá. 

  • Bộ truyền cửa cabin: có chức năng đóng và mở cửa cabin. 

  • Khung an toàn trên đầu cabin: có công dụng đảm bảo an toàn, giúp nhân viên bảo trì không bị rơi xuống hố thang máy khi bảo trì hoặc kiểm tra trên đầu cabin. 

  • Tủ điện: điều khiển mọi hoạt động của thang máy. 

  • Đối trọng: cân bằng khối lượng của cabin. 

  • Bao che đối trọng: đảm bảo nhân viên bảo không không tiếp xúc với đối trọng khi bảo trì hoặc kiểm tra hố thang máy. 

  • Bộ chống quá tốc: kiểm tra, phát hiện khi thang máy chạy quá tốc độ. 

  • Cáp của bộ chống quá tốc: nối với bộ chống quá tốc để kích hoạt thắng cơ. 

  • Puly của bộ chống quá tốc: tạo độ căng cho cáp của bộ chống quá tốc. 

  • Ray dẫn hướng: giúp cabin và đối trọng di chuyển theo đúng chiều thẳng đứng. 

  • Shoe dẫn hướng: đảm bảo cho cabin và đối trọng chạy theo ray dẫn hướng. 

  • Hộp vận hành: vận hàng cabin trong quá trình bảo trì. 

  • Cáp tải: liên kết cabin với đối trọng giúp truyền lực dẫn động của máy kéo đến cả cabin lẫn đối trọng.

  • Bộ truyền cửa tầng: mở và đóng cửa tầng. 

  • Thắng cơ: dừng cabin khi bộ chống quá tốc được kích hoạt, giúp thang máy dừng lại khi quá tốc. 

  • Máy kéo: di chuyển cabin. 

  • Cáp hành trình: cung cấp tín hiệu điện và nguồn điện cho cabin. 

cấu tạo của thang máy không buồng máy

Cấu tạo và tính năng của thang máy không buồng máy

Cấu tạo của thang máy không buồng máy được thiết kế loại bỏ buồng máy nên sẽ tiết kiệm được diện tích tòa nhà, giúp toà nhà có tính gọn gàng và tăng độ thẩm mỹ hơn. 

Tham khảo thêm: Báo giá thang máy biệt thự

Nguyên lý vận hành của thang không phòng máy

Thang máy không phòng máy hoạt động theo nguyên lý ròng rọc. Một đầu cáp của thang máy được liên kết với cabin, đầu còn lại nối với đối trọng. Cabin và đối trọng chuyển động nhờ có động cơ thang máy và puly dẫn hướng. 

Khi nhận được tín hiệu của các tầng, tủ điều khiển sẽ cấp điện cho motor kéo làm puly ma sát quay, cáp được nâng lên sẽ tác động đến hệ thống treo làm cabin được chuyển động lên, xuống theo đúng yêu cầu. 

Đến tầng yêu cầu, cabin sẽ dừng lại. Sau đó, cửa cabin và cửa tầng cùng mở ra thông qua hệ thống khóa liên động. 

Nếu xảy ra trường hợp cabin vượt quá tốc độ cho phép thì bộ hạn chế tốc độ sẽ được kích hoạt, bộ thắng cơ sẽ kẹp cabin, hãm tốc độ trên ray dẫn hướng nhằm hạn chế phản lực tác động lên cabin để giảm tốc. 

So sánh sự khác nhau giữa thang có phòng máy và không phòng máy

Điểm khác biệt giữa thang máy không buồng máy và thang máy có buồng máy

Điểm khác biệt giữa thang máy không buồng máy và thang máy có buồng máy

Thang máy không phòng máy và thang máy có phòng máy có những điểm riêng biệt về cấu tạo và cách vận hành, sự khác nhau của 2 loại thang máy được thể hiện trong bảng sau:

Tiêu chí so sánh

Thang máy có phòng máy

Thang máy không phòng máy 

Cách vận hành 

Vận hành không êm bằng thang không phòng máy. 

Vận hành êm, hạn chế tiếng ồn và giảm thiểu tối đa sự rung lắc. 

Công nghệ 

tỷ số truyền của thang máy là 1:1 nên sử dụng cáp ngắn, số lượng puly ít. 

tỷ số truyền của thang máy là 2:1 nên sử dụng cáp kéo dài hơn, số lượng puly nhiều. 

>>> Tham khảo ngay thang máy cho người khuyết tật, người già hiện nay

Ưu điểm và nhược điểm của thang máy không phòng máy

Ưu điểm của thang máy không phòng máy 

  • Có thiết kế nhỏ gọn, động cơ nhỏ gọn nên tiết kiệm điện năng sử dụng đến 40%. 

  • Không cần xây dựng phòng máy nên tiết kiệm được chi phí xây dựng và tiết kiệm diện tích cho công trình. 

  • Thang máy dùng nam châm vĩnh cửu nên ít cần bảo dưỡng, bảo trì. 

  • Vận hành êm ái, không gây ra tiếng ồn. 

  • Không gây ô nhiễm môi trường. 

Nhược điểm của thang máy không phòng máy

  • Thang máy gia đình không phòng máy thường khó khăn trong việc bảo trì do không có phòng máy cho thợ đứng kiểm tra. 

  • Cứu hộ khó khăn khi mất điện. 

  • Có giá thành cao nhưng tuổi thọ không bằng thang máy có phòng máy. 

Ưu và nhược điểm của loại thang máy có phòng máy

Ưu điểm của thang máy có phòng máy

  • Sử dụng không gian riêng biệt giữa khu vực đặt động cơ và khu vực hoạt động của cabin nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 

  • Thi công lắp đặt vào bảo trì dễ dàng. 

  • Dễ cứu hộ khi gặp sự cố. 

  • Chi phí rẻ hơn thang máy không phòng máy. 

  • Chi phí phẩm rẻ hơn thang không phòng máy.

Nhược điểm của thang máy có phòng máy

  • Không phù hợp cho những tòa nhà bị khống chế về chiều cao. 

  • Vận hành không êm ái bằng thang máy không phòng máy. 

  • Dầu hộp số thay thế định kỳ thường xuyên nên dễ gây ô nhiễm môi trường. 

  • Cần xây dựng phòng máy phía trên nên tốn thêm một khoản chi phí. 

Có nên sử dụng thang máy không phòng máy?

Thang máy không phòng máy hay thang máy có phòng máy điều có những ưu, nhược điểm riêng. Việc lựa chọn sử dụng thang máy loại nào cần cân nhắc theo nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh tế và điều kiện của công trình. 

Với những công trình bị hạn chế chiều cao xây dựng, nhất là những khu vực trung tâm thành phố thì nên lựa chọn loại thang máy không phòng máy. 

Nếu công trình của bạn không bị hạn chế chiều cao và bạn muốn thang máy được bảo trì, bảo hộ dễ dàng hơn thì nên lựa chọn thang máy có phòng máy. 

Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp một số thông tin hữu ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về thang máy không buồng máy. Hiện nay, loại thang máy này được sử dụng ngày càng nhiều bởi khả năng tiết kiệm không gian và thân thiện với môi trường. Các tòa nhà bị khống chế chiều cao, nhà phố, nhà phân lô xây sẵn thường ưu tiên sử dụng loại thang máy gia đình không phòng máy này. Nếu khách hàng có nhu cầu lắp đặt thang máy thì hãy liên hệ ngay với công ty TNHH Thương mại Mộc sinh để được tư vấn cụ thể nhất. 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Hotline: 0989053778/0902280566

Website: fujimoselevator.vn

Email: thangmaymocsinh@gmail.com

+84 902280566
+ 84 989053778